Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc  , Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã xây dựng và triển khai chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025 “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0” với mục đích thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ chủ chốt của công nghiệp lần thứ 4 để tạo ra các sản phẩm kinh doanh và dịch vụ; hỗ trợ đổi mới và triển khai mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên và quan trọng theo định hướng chuyển đổi số.

Nhiều sàn giao dịch, triển lãm như BioTechmart,   dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN được tổ chức. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ hỗ trợ xúc tiến phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Sự ra đời của những mô hình chăm sóc sức khoẻ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao đã góp phần giảm bớt những bất cập mà hệ thống y tế Việt Nam đang phải đối mặt như tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên, tình trạng chăm sóc sức khỏe không đồng đều, nhất là đối với những người dân vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận với bác sỹ có chuyên môn giỏi. Trong bối cảnh dịch Covid -19 vẫn đang diễn biến nghiêm trọng, việc đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế gặp nhiều khó khăn, tăng nguy cơ lây nhiễm virus Covid-19, các mô hình chăm sóc sức khỏe 4.0 như vậy càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết.

Khai trương hệ thống khám chữa bệnh từ xa ngày 18/4/2020. Trong ảnh, 4 điểm cầu được kết nối: VP chính phủ, ĐH Y Hà Nội, BV đa khoa huyện Mường Khương (Lào Cai) và BV đa khoa TP Hà Tĩnh |Ảnh: ĐH Y Hà Nội

Một trong số các mô hình chăm sóc 4.0 mới được nghiên cứu gần đây là “Hệ thống tự động cảnh báo, giám sát và chăm sóc sức khỏe từ xa cho người cao tuổi về nhịp tim, nhiệt độ, huyết áp” do nhóm giảng viên và sinh viên trường Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông, Đại học Thái Nguyên thiết kế, chế tạo đã và đang được triển khai trong nhiều lĩnh vực của đời sống; đặc biệt là những ứng dụng được xây dựng nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho con người.

Đề tài nghiên cứu “Hệ thống tự động cảnh báo, giám sát và chăm sóc sức khỏe từ xa cho người cao tuổi của nhóm sinh viên và giảng viên của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đại học Thái Nguyên bao gồm các sensor cảm biến y sinh thiết yếu như sensor đo thân nhiệt, nhịp tim, huyết áp, GPS và một hệ thống nhúng điều khiển thu thập dữ liệu từ sensor cảm biến gửi tới website của bác sỹ gia đình, cảnh báo trực tiếp bằng tin nhắn SMS tới số điện thoại của người thân và bác sỹ gia đình khi người cao tuổi có biểu hiện bất thường.

Để có thể thực hiện được nhiều chức năng trong cùng một thiết bị, nhóm đã tích hợp phần cứng của các thiết bị có sẵn như máy đo huyết áp, nhiệt độ, nhịp tim của người bệnh vào trong một thiết bị. Kết quả cho thấy độ sai lệch trung bình các thông số đo bằng thiết bị sản phẩm của đề tài so với thiết bị tiêu chuẩn nằm trong mức độ cho phép. Thiết bị thử nghiệm đang hoạt động tương đối ổn định. Được biết, sản phẩm cũng được ứng dụng thử nghiệm tại Viện điều dưỡng và phục hồi chức năng của thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bác sỹ chuyên khoa I Trương Xuân Mẫn, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, thì để ứng dụng vào thực tiễn, thiết bị vẫn cần một số các bước theo quy định của Bộ Y tế;

Hệ thống chăm sóc sức khỏe tuef xa

Để sớm đưa kết quả vào thực tế, nhóm nghiên cứu cho biết sẽ tiếp tục phát triển hệ thống để có các chỉ số một cách chính xác và tin cậy hơn. Đồng thời nhóm cũng bày tỏ mong muốn sản phẩm của mình có thể áp dụng cho các bệnh viện điều dưỡng, dưỡng lão và trung tâm y tế, người cao tuổi tại tỉnh Thái Nguyên.

Những kết quả nghiên cứu như “Hệ thống tự động cảnh báo, giám sát và chăm sóc sức khỏe từ xa cho người cao tuổi của nhóm sinh viên và giảng viên của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông đại học Thái Nguyên là đối tượng cần được hỗ trợ nhân rộng trong các hoạt động dạy và học từ nhà trường, nhằm đáp ứng với yêu cầu thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó, sản phẩm, giải pháp hoàn thiện từ kết quả nghiên cứu như vậy cũng rất cần được hỗ trợ thương mại hóa để có thể được đưa vào ứng dụng trong những hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bộ Khoa học và Công nghệ, thông qua Chương trình phát triển thị trường doanh nghiệp – Chương trình 2075 cũng đã có nhiều dự án hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, tổ chức các sự kiện nhằm giới thiệu các sản phẩm liên quan đến hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân như: Techmart, BioTechmart và Analytica Vietnam. Trong đó, Techmart quy tụ các đơn vị tham gia trưng bày sản phẩm đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp… BioTechmart để giới thiệu các kết quả nghiên cứu và các ứng dụng công nghệ, sản phẩm sinh học trong nhiều lĩnh vực như Y – Dược, Môi trường. Analytica Vietnam có vai trò quan trọng trong việc kết nối cung và cầu công nghệ, thiết bị tiên tiến. Những hoạt động này sẽ giúp cho các kết quả nghiên cứu từ các trường, tổ chức công lập tiếp cận được với nhu cầu công nghệ ở các địa phương, đồng thời học hỏi được các công nghệ tiên tiến cùng lĩnh vực từ nhiều nước trên thế giới.

Phim giới thiệu về Hệ thống: 

Truyền thông Chương trình 2075