Với điều kiện thiên nhiên nhiều ưu đãi, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm cùng một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, đó là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu. Chúng ta cần tận dụng lợi thế này để củng cố, phát huy sức mạnh nền y dược học cổ truyền, nhất là trong bối cảnh các nhà khoa học, nhà sản xuất trên thế giới đang rất quan tâm tìm kiếm các hoạt chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc chăm sóc sức khỏe con người.
Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú như vậy, cùng với vốn kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng, các dân tộc người Việt chính là tiềm năng to lớn để nghiên cứu, chiết xuất các hoạt chất và tạo ra những loại thuốc mới từ thảo dược có hiệu lực chữa bệnh cao, những thực phẩm có chức năng hoàn toàn tự nhiên, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến dược liệu cần phải được quan tâm hỗ trợ để bắt kịp với các nước trong khu vực…
Công nghệ chiết xuất Nano đang được các chuyên gia đánh giá là bước đột phá trong ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ thảo dược. Các loại thảo dược như Vừng đen, nghệ vàng, tinh dầu tràm… có hàm lượng hoạt chất chiếm tỉ lệ nhỏ nên sử dụng công nghệ chiết xuất hiện đại sẽ giúp tránh lãng phí nguồn dược liệu quý giá và đem lại giá thành sử dụng hợp lý cho đại đa số người dùng. Bên cạnh đó, nhiều nhà sáng chế, nhà khoa học cũng đã ứng dụng rất hiệu quả các công nghệ chiết xuất tiên tiến để tạo ra được những sản phẩm từ thảo dược đáp ứng không chỉ tiêu chuẩn trong nước mà còn được ưu chuộng bởi thị trường nước ngoài.
Từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước giúp phát triển, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu, nhiều nhà khoa học và cả những nhà sáng chế không chuyên đã cho ra đời các sản phẩm từ việc nghiên cứu ứng dụng, giải mã, cải tiến các công nghệ của thế giới. Công nghệ Nano chiết xuất dược liệu đang là đề tài “hot” được quan tâm nhiều bởi sự vượt trội trong hoạt động sản xuất ra những loại dược phẩm có hiệu quả điều trị cao. Công nghệ này đang được ứng dụng rộng rãi để trích ly những hoạt chất quý từ thân, lá, vỏ cây, hoa, quả, hạt và cả rễ của thảo dược. Hiệu quả ứng dụng từ Công nghệ Nano đang được nâng lên và từ đó, giá trị của dược liệu Việt cũng được nâng tầm.
Tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ chiết xuất nano sản xuất sản phẩm từ thảo dược, nhà sáng chế Trịnh Đình Năng đã nghiên cứu và sáng chế thành công công nghệ sản xuất tinh chất Curcumin từ củ nghệ. Ông được biết đến như một nhà sáng chế chân đất với nhiều bằng sáng chế có ích cho cộng đồng, được đánh giá cao bởi các nhà khoa học trong và ngoài nước. Dây chuyền và công nghệ chiết xuất Curcumin nano tinh khiết từ củ nghệ nếp đã được ông Năng nghiên cứu hoàn thiện từ năm 2012. Dây chuyền được chế tạo đồng bộ, khép kín, mang tính công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao với thời gian chiết xuất curcumin ngắn và công năng tách dầu nghệ bằng công nghệ CO2 siêu giới hạn.
Quá trình sản xuất sản phẩm hoàn thiện sản phẩm Trịnh Năng Curcumin từ củ nghệ vàng:
• Bước 1: Tạo bột nghệ khô
Nghệ tươi được làm sách, nghiền nhỏ và sấy khô
• Bước 2: Tách bỏ dầu nghệ
Dùng công nghệ CO2 tách loại bỏ dầu nghệ gây hại cho gan
• Bước 3: Tách lấy Curcumin tinh khiết
Dùng công nghệ Solex để tách lấy màu vàng từ củ nghệ chính Curcumin. Mục để để lấy thành phần tinh túy nhất của củ nghệ là Curcumin và loại bỏ hoàn toàn tinh bột.
• Bước 4: Chế tạo Curcumin Nano
Cho Curcumin tinh khiết qua máy nghiên để tạo kích thước hạt nanno, Quá trình này giúp chuyển hóa Curcumin tinh khiết sang công nghệ nano, hòa tan hoàn toàn trong nước.
• Bước 5: Đóng gói sản phẩm Trịnh Năng Curcumin
Curcumin Nano sẽ được kết hợp với polyethylene Glycol 6000 để khi hòa vào nước sẽ phá vỡ màng căng phân tử nước giúp Curcumin Nano tan hoàn toàn vào trong nước, do đó cơ thể sẽ hấp thụ tối đa.
Công nghệ chế tạo thiết bị và công nghệ chiết xuất Nano Curcumin tinh khiết từ củ nghệ vàng được các nhà khoa học đánh giá rất cao về tính ứng dụng, tính khả dụng và hiệu quả nhiều mặt. Sản phẩm Curcumin được tạo ra có tính ứng dụng cao cho ngành dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, có thị trường xuất khẩu và có nguồn tiêu thụ rộng rãi trong nước.
Triển vọng kinh tế của các sản phẩm từ nghệ là rất lớn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, hoạt chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng, tăng cường khả năng miễn dịch. Curcumin cũng có khả năng vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư mới, kháng viêm, sát khuẩn, chống ôxy hóa và các tình trạng viêm khớp, thoái hóa khớp, thiếu máu cục bộ. Chất này cũng được các nhà khoa học đánh giá là có triển vọng lớn trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B, C và nhiễm HIV.
Đặc biệt là tất cả máy móc, thiết bị đều chế tạo bằng nguyên liệu sẵn có trong nước, người Việt Nam làm chủ hoàn toàn từ khâu thiết kế, chế tạo và vận hành thiết bị nên giá thành rẻ rất nhiều so với nhập ngoại. Dây chuyền này hoàn toàn có thể nâng cao thành nhà máy sản xuất với quy mô lớn. Được biết, với hệ thống này, nếu đặt mua từ các nước tiên tiến sẽ mất khoảng trên 6 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp tự mua vật tư, nguyên liệu về làm, chi phí chỉ bằng 1/10.
Cùng sản phẩm Trịnh Năng Curcumin, Trịnh Năng Gấc và Gừng cũng là những thực phẩm hướng tới việc chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho cộng đồng. Trịnh Năng Gấc có công dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mắt, tăng cường thị lực, và hỗ trợ làm đẹp da. Trịnh Năng Gừng là thực phẩm được chiết xuất 100% từ củ gừng có tác dụng hỗ trợ và tăng cường hệ tiêu hóa giúp cơ thể khỏe mạnh.
Với nhiều thành tựu trong nghiên cứu và các sáng chế về công nghệ và qui trình sản xuất đã được bảo hộ sở hữu trí tuệ, Nhà sáng chế Trịnh Năng và các sản phẩm hoàn thiện đà được hỗ trợ từ nhiều nguồn lực. Đã nhận được giải Khuyến tài – Giải thưởng nhân tài Đất Việt năm 2016.
Hiện nay, Dây chuyền công nghệ trích ly các hoạt chất thiên nhiên của ông đang được nhận được tư vấn và hỗ trợ truyền thông giúp đẩy mạnh thương mại hóa từ Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Ứng phó với Biến đổi khí hậu (VCIC).
Nguồn video: Dự án phát triển cộng đồng Sàn Công Nghệ Vui (thuộc Chương trình 2075)