Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển các chức trung gian của  thị trường KH&CN của Việt Nam”,

Khoa học & công nghệ (KH&CN) đã trở thành yếu tố cốt lõi đối với bất kì quốc gia nào trên thế giới nếu muốn phát triển nhanh, vững chắc. Không nằm ngoài xu hướng tất yếu đấy, Khoa học và Công nghệ đã trở thành quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam. Trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trình Chính phủ ban hành các văn bản quy định cơ chế khuyến khích, hỗ trợ hoạt động liên kết công – tư thực hiện các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu công nghiệp, công nhận, đăng ký lưu hành sản phẩm mới, công nghệ mới cho tổ chức, cá nhân thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Thị trường KH&CN đã bước đầu phát huy vai trò cầu nối, gắn kết hoạt động KH&CN với sản xuất, kinh doanh. Chưa kể, các hoạt động kết nối cung – cầu công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị, chợ công nghệ và thiết bị trực tuyến, công tác hỗ trợ các địa phương, cơ quan, DN xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu công nghệ tiếp tục được triển khai hiệu quả.

Bên cạnh đó, công tác phát triển thị trường KH&CN vẫn còn gặp những khó khăn. Đó là mối liên kết giữa nghiên cứu với thị trường, nhà khoa học với DN còn yếu. Vai trò của các tổ chức trung gian chưa thể hiện được chức năng kết nối cung cầu, tư vấn chuyển giao công nghệ còn mờ nhạt. Các tổ chức trung gian chưa đủ mạnh có thể thúc đẩy hoạt động sáng tạo, kết nối với các quỹ đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tăng trưởng nhanh, các viện nghiên cứu, trường đại học, các tổ chức tài chính, nhà sáng tạo, v.v..

Đoàn chủ tọa điều hành phiên trao đổi, thảo luận tại Hội thảo

Theo thông tư 16/2014/TT/BKH&CN quan niệm “Tổ chức trung gian là tổ chức cung cấp dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ theo quy định pháp luật dân sự, thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, khoa học và công nghệ” Thông tư này cũng chỉ ra 6 loại hình tổ chức trung gian ở thị trường công nghệ Việt Nam gồm: Sàn giao dịch công nghệ; Trung tâm giao dịch công nghệ; Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ; Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ; Trung tâm hỗ trợ đổi mới sáng tạo; Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Tổ chức trung gian có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN), đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN được Đảng, Nhà nước quan tâm và ưu tiên phát triển; tuy nhiên, các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN Việt Nam trong thời gian qua phát triển chưa đồng đều và còn có những hạn chế nhất định.

Đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức trung gian của  thị trường KH&CN của Việt Nam” đã được chủ trì thực hiện bởi Đại học kinh tế quốc dân trong năm 2020. Đề tài thuộc nhóm nhiệm vụ Chính sách và đào tạo của Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến 2020 – Chương trình 2075 (hai không bảy lăm)

PGS.TS Bùi Đức Thọ – Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng phát biểu khai mạc Hội thảo

Từ kết quả khảo sát đánh giá, đề tài đã đề xuất một số giải pháp như:

Cần thiết phải thực thi hiệu quả, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy các tổ chức trung gian phát triển, qua đó hình thành mạng lưới các tổ chức đủ năng lực kết nối các chủ thể trên thị trường KH&CN;

Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng công nghệ, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức trung gian, trụ cột là các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức trung gian, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực khai thác thông tin công nghệ, sở hữu trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy việc thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá và giám định công nghệ.

Bên cạnh đó, sau 5 triển khai chương trình 2075, nhận định từ ban chủ nhiệm chương trình cho rằng: trong thời gian tới cần tập trung phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và bối cảnh cuộc cách mạng 4.0; Phát triển hạ tầng quốc gia của thị trường KH&CN; Thúc đẩy phát triển nhu cầu hàng hóa KH&CN, nâng cao năng lực hấp thụ, tiếp thu, làm chủ và áp dụng công nghệ mới tại các doanh nghiệp; Thúc đẩy phát triển nguồn cung hàng hóa KH&CN trên thị trường KH&CN; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thị trường KH&CN; Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý, đẩy mạnh nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho phát triển thị trường KH&CN.

Sau thời gian triển khai ban đầu, đề tài đã đề xuất 3 nhóm chính sách phát triển TCTG, trong đó, nhóm 1: Dành cho đối tượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ KH&CN, nhóm 2: đối tượng là tổ chức nghiên cứu/viện/trường; nhóm 3: các tổ chức hỗ trợ khác. Trong đó, các nội dung chính sách cơ bản cho các nhóm bao gồm: các chính sách vĩ mô tạo hành lang pháp lý cho thị trường kh&cn; Chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm kh&cn; chính sách khuyến khích sử dụng sản phẩm kh&cn; Chính sách nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp kh&cn

Ông Phạm Đức Nghiệm – Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ trình bày tham luận: Chương trình phát triển thị trường KH&CN Việt Nam đến 2030: Quan điểm và phương hướng phát triển

Bên cạnh đó các giải pháp được tổng hợp từ các hoạt động nghiên cứu, khảo sát của đề tài bao gồm:

Thứ nhất, cần cụ thể hóa các hoạt động liên quan đến liến lược khoa học và công nghệ, trong đó, đặc biệt chú ý làm rõ lộ trình phát triển công nghệ quốc gia và kế hoạch hành động quốc gia về KH&CN. Trong đó, có các kế hoạch phát triển thị trường, phát triển các tổ chức trung gian trong một số ngành, lĩnh vực ưu tiên;

Thứ hai, ưu tiên/ tập trung nguồn lực thành lập các trung tâm/TCTG theo ngành/lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh và có cơ hội phát triển công nghệ, tập trung nguồn lực để thực hiện tìm kiếm công nghệ, phát triển công nghệ và kiểm định, đánh giá công nghệ, cấp chứng nhận sở hữu trí tuệ.

Thứ ba, Nên có chính sách và cơ chế riêng cho các tổ chức trung gian KH&CN; cần có các quỹ/ ngân sách giao nhiệm vụ cho các TCTG về KH&CN ; cần có các quỹ/ ngân sách giao nhiệm vụ cho các TCTG về KH&CN thông qua số công nghệ được nghiên cứu và ứng dụng và thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp

Thứ tư, cho phép các TCTG tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ công khai minh bạch các thông tin về công nghệ để thuận tiện cho các bên có nhu cầu.

Thứ năm, Tập trung để tổ chức các hội chợ giao dịch công nghệ quốc gia, thu hút cộng đồng công nghệ thế giới tham gia rộng rãi; thu hút các tên tuổi quan trọng trong lĩnh vực công nghệ đến giới thiệu những thành tựu cập nhật trong thị trường công nghệ hiện đại; tập trung vào những ngành công nghiệp đặc thù bao goomf các hội thảo và trưng bày cho lĩnh vực.

Thứ sáu, liên tục đào tạo đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn sâu, có kỹ năng, có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho các cá nhân, tập thể duy trì sự phát triển bền vững của tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.

Theo PGS.TS. Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Cần thiết phải thực thi hiệu quả, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách để thúc đẩy các tổ chức trung gian phát triển, qua đó hình thành mạng lưới các tổ chức đủ năng lực kết nối các chủ thể trên thị trường KH&CN; đồng thời cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng công nghệ, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức trung gian, trụ cột là các sàn giao dịch công nghệ quốc gia, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia, tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tổ chức trung gian, hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực khai thác thông tin công nghệ, sở hữu trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong nước và nước ngoài, thúc đẩy việc thực hiện các dịch vụ tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ, đánh giá, định giá và giám định công nghệ.

Từ kết quả của Đề tài đã cho thấy tầm quan trọng của Nhà nước trong đưa ra chính sách, cơ chế điều tiết phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Nhà nước cần hỗ trợ việc xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia công nghệ, dữ liệu các tổ chức trung gian chuyên nghiệp trên thị trường KH&CN để có thể tư vấn về công nghệ, pháp lý, hỗ trợ kết nối cung – cầu, hỗ trợ gọi vốn để hoàn thiện công nghệ, hỗ trợ đánh giá, định giá, giám định công nghệ, tư vấn sở hữu trí tuệ, dịch vụ về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, ký kết hợp đồng, đào tạo và các dịch vụ sau giao dịch công nghệ; hoàn thiện các chứng chỉ hành nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để hình thành các tổ chức trung gian công nghệ, cùng với đó là thúc đẩy việc số hóa, liên kết, liên thông các tổ chức trung gian công nghệ ở Việt Nam với các tổ chức trung gian công nghệ ở khu vực và thế giới.

Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai các hoạt động xúc tiến phát triển thị trường KH&CN, đánh giá, theo dõi và nâng cao hiệu quả của các sự kiện trình diễn công nghệ, kết nối cung – cầu công nghệ ở phạm vi địa phương và quốc gia sau khi kết thúc. Các hoạt động xúc tiến, kết nối cần được triển khai theo hướng mở rộng hơn, đặc biệt cần liên kết với các đối tác công nghệ quốc tế ở nơi có văn phòng đại diện KH&CN của Việt Nam và các thị trường tiềm năng mà Việt Nam có lợi thế thông qua các Hiệp định thương mại tự do.

Truyền thông chương trình 2075