Thực hiện Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 (Chương trình 2075), trong khuôn khổ của Triển lãm quốc tế về sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông – Vietnam ICT COMM 2018, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Liên kết các tổ chức trung gian công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu bằng siêu kết nối thông minh – Phương pháp phát triển mới trong Kỷ nguyên số 4.0”. Hội thảo diễn ra vào chiều 7/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực hiện Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 8/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 (Chương trình 2075), trong khuôn khổ của Triển lãm quốc tế về sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông – Vietnam ICT COMM 2018, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN (Bộ KH&CN) đã tổ chức Hội thảo “Liên kết các tổ chức trung gian công nghệ và thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu bằng siêu kết nối thông minh – Phương pháp phát triển mới trong Kỷ nguyên số 4.0”. Hội thảo diễn ra vào chiều 7/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng nhấn mạnh: Công nghệ có thể chuyển giao trực tiếp từ bên cung sang bên cầu mà không cần có sự can thiệp của tổ chức trung gian. Tuy nhiên sẽ rất rủi ro cho cả bên cung và cầu công nghệ nếu giao dịch không có bên thứ ba đảm bảo. Với vai trò của tổ chức trung gian là sử dụng uy tín của bên thứ ba (có thể là tổ chức của Nhà nước) để hỗ trợ tạo thuận lợi và đảm bảo cho giao dịch công nghệ hoặc tài sản trí tuệ một cách công khai minh bạch, khách quan. Đồng thời, tổ chức trung gian còn có những chức năng khác như: hỗ trợ định giá công nghệ, tư vấn kỹ thuật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên cung và bên cầu công nghệ.

Thực tế cho thấy, tổ chức trung gian góp phần tăng tỷ trọng giao dịch công nghệ của quốc gia, tạo môi trường hoạt động sáng tạo, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực KH&CN quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức tham gia thị trường công nghệ.

Một lợi ích khác của tổ chức trung gian là giúp cho cơ quan quản lý nắm bắt được các số liệu về giao dịch công nghệ thông qua sàn, kiểm soát, chọn lọc được công nghệ tốt, loại bỏ các công nghệ lạc hậu không có lợi. Cũng thông qua số liệu của tổ chức trung gian, có thể đánh giá được xu thế của công nghệ để từ đó có định hướng cho nghiên cứu và phát triển sản xuất.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết thêm: Với ý nghĩa quan trong trong việc hình thành và phát triển thi trường KH&CN, những mô hình về tổ chức trung gian trên đang tạo nên những cơ hội để các nhà đầu tư tìm kiếm các sáng chế, kết quả nghiên cứu có tiềm năng thương mại hóa trong lĩnh vực nông nghiệp để ứng dụng phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, nhân rộng những mô hình hiệu quả tại các địa phương và trong khu vực tư nhân sẽ thành công lớn trong quá trình kết hợp các hoạt động xúc tiến giao dịch điện tử với hoạt động truyền thông. Đặc biệt, Thứ trưởng Trần Văn Tùng bày tỏ mong muốn: nhận được sự quan tâm, chia sẻ của quý vị đại biểu, đặc biệt là đi sâu phân tích, thảo luận, làm rõ những nội dung trọng tâm về: triển khai các biện pháp phát triển các tổ chức trung gian, phát triển các tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ tại các trường đại học, tổ chức môi giới công nghệ, tổ chức hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ, đánh giá, định giá công nghệ khu vực tư nhân, tăng cường khai thác thông tin về công nghệ, sở hữu trí tuệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở trong nước và nước ngoài. Đây là những vấn đề thực tiễn liên quan đến phương hướng và giải phái pháp hình thành và phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam.