Chính sách:

Dự án “Hỗ trợ xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp (BIPP)”

Bối cảnh:

Việt Nam đã đạt một bước tiến quan trọng về phát triển kinh tế – xã hội nhưng bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình tăng trưởng đã gặp phải những vấn đề nghiêm trọng đe dọa đến sự cạnh tranh của quốc gia.

Sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế Việt Nam là kết quả của các “cú huých”, đạt được nhờ sự năng động, linh hoạt và chi phí lao động rẻ của các doanh nghiệp mới nổi thuộc khu vực tư nhân mà có thể không còn tồn tại nữa. Tăng trưởng theo hướng nhân tố và theo hướng đầu tư phải nhường chỗ cho tăng trưởng theo hướng sáng tạo đổi mới với một mức độ lớn hơn trước đây nếu muốn tiếp tục sự tăng trưởng và nếu muốn sự tăng trưởng đó sẽ đạt được sự bền vững về lâu dài.

Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng về công nghệ của Việt Nam còn hạn chế là một yếu tố rất bất lợi đối với sự tăng trưởng của các doanh nghiệp cạnh tranh ở Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề sử dụng, ứng dụng và đáp ứng công nghệ mà còn là vấn đề đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, rất cần thiết cho việc phát triển kinh tế cạnh tranh và bền vững.

Các chính sách nhà nước mới đây đã không còn hoàn toàn thành công trong việc khuyến khích sự thành lập và sự tăng trưởng của các vườm doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, khi một số các bên liên quan chủ chốt trong Chính phủ đã chấp nhận rằng cần có sự thay đổi chính sách và sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ phía Nhà nước cho quá trình ươm tạo doanh nghiệp nhưng trình độ hiểu biết về bản chất của những cải cách của một số người còn thấp và một số người thì lại phản đối sự thay đổi.

Dự án kéo dài trong 5 năm kể từ năm 2014 với tổng ngân sách là €4,400,000, trong đó phần đóng góp từ phía Bỉ là €4,000,000. Kể từ năm 2016, với sự sửa đổi ngân sách từ Chính phủ Bỉ, phần đóng góp từ phía Bỉ được cắt giảm xuống còn €2,000,000 đến năm 2018

Đối tác của Dự án là Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Chương trình:

Mục tiêu của Dự án:

Mục tiêu tổng quát của dự án nhằm đóng góp vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam và giúp Việt Nam tiếp tục tăng trưởng kinh tế để trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020 nhờ một lực lượng mạnh các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng một môi trường hài hòa cho các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ dựa trên khung pháp lý được cải thiện và một loạt các cơ chế gắn kết cho việc thành lập và vận hành các vườn ươm KH&CN nhằm tăng cường khu vực doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ.

Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp:

Kết quả dự kiến đạt được của Dự án:

Dự án có các kết quả dự kiến như sau:

  • Kết quả 1: Củng cố khung pháp lý về hỗ trợ các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ và vườn ươm doanh nghiệp công nghệ
  • Kết quả 2: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua thí điểm hai vườn ươm doanh nghiệp một cửa để xác định các thực tiễn tốt nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm.
  • Kết quả 3: Chính sách phát triển vườn ươm được củng cố thông qua thí điểm Quỹ hạt giống Innofund hỗ trợ quá trình tiền ươm tạo và ươm tạo các doanh nghiệp KH&CN vừa và nhỏ tiềm năng để xác định các thực tiễn tốt nhất và rút ra các bài học kinh nghiệm.
  • Kết quả 4: Thiết lập và vận hành một khung theo dõi và đánh giá để đảm bảo đạt các kết quả dự án và đưa vào quá trình xây dựng chính sách.