Năm 2015 là năm đáng ghi nhớ của ngành sản xuất vắc-xin của Việt Nam khi được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cấp Chứng nhận Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin (NRA). Thời điểm đó, Việt Nam được đánh giá là một trong 45 quốc gia có ngành công nghiệp vắc-xin và là một trong số 39 quốc gia đạt NRA.

Năm 2018 đánh dấu thành tựu lớn tiếp theo của ngành y tế Việt Nam – sản xuất thành công vắc-xin cúm mùa 3 trong 1 gồm cúm A/H1N1/09, A/H3N2, cúm B và vắc-xin cúm tiền đại dịch A/H5N1. Đây là loại vắc-xin cúm đầu tiên do Việt Nam chủ động sản xuất góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí.

Năm 2019, Việt Nam tiếp tục đánh dấu mốc quan trọng trên bản đồ các quốc gia sản xuất vắc-xin – khi tự sản xuất được vắc-xin phối hợp phòng sởi-rubella chất lượng cao ứng dụng công nghệ Nhật Bản. Tại thời điểm này, Việt Nam là một trong 25 quốc gia sản xuất được vắc-xin trên thế giới và là nước thứ tư tại châu Á có thể sản xuất vắc-xin phòng sởi-rubella sau Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc.

Tiếp nối những thành công trên, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã phê duyệt Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước về lĩnh vực y-dược giai đoạn 2006-2010 và Chương trình KH&CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ tiên tiến phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng” nhằm ứng dụng và phát triển các kỹ thuật, KH&CN tiên tiến trong lĩnh vực Y dược, tạo ra các sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao ngang với các nước đứng đầu ASEAN, một số lĩnh vực cấp độ nước tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và dự phòng, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, thương tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ, cải thiện tương tự nòi, giảm nhẹ gánh nặng xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công việc, hiện đại hóa đất nước.

Theo đó, Bộ KH&CN đã giao Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam thực hiện đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho gia cầm” giai đoạn 2006-2008. Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu thành công vắc xin cúm gia cầm H5N1 ở Việt Nam.

Chủ động công nghệ sản xuất vắc xin cho gia cầm biến chủng mới

Bệnh cúm gia cầm do vi rút H5N1 thể độc lực cao là một bệnh nguy hiểm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm và đe dọa tới sức khỏe của cộng đồng.

Bệnh cúm gia cầm được phát hiện tại Việt Nam vào năm 2003 đến 2007 xuất hiện 5 đợt dịch chính. Dịch xảy ra gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng cho chăn nuôi gia cầm với hàng trăm triệu con bị chết và buộc phải tiêu hủy. Đầu năm 2020, dịch cúm A/H5N1 đã xảy ra tại một số tỉnh/thành phố, gây nhiều thiệt hại và khó khăn cho ngành chăn nuôi.

Xuất phát từ đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho gia cầm” do Viện Công nghệ sinh học chủ trì và dự án “Sản xuất thử nghiệm vắc xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng chống bệnh cho gia cầm” do NAVETCO chủ trì, Việt Nam đã sản xuất thành công vắc xin cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu đạt chất lượng về vật lý, vô trùng, an toàn và hiệu lực.

Với bệnh cúm gia cầm do vi-rút H5N1 gây ra, việc sử dụng vắc-xin không những giúp hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra trên gia cầm, mà còn ngăn chặn, khống chế nguồn lây của vi-rút sang người. Nguyên lý của việc sử dụng vắc-xin nói chung và vắc-xin phòng, chống bệnh cúm gia cầm nói riêng là đưa kháng nguyên từ mầm bệnh vào cơ thể để sản sinh ra kháng thể đặc hiệu giúp tạo bảo hộ miễn dịch, góp phần vô hiệu hóa mầm bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

Sau 5 năm nghiên cứu, vắc xin cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu đạt chất lượng về vật lý, vô trùng, an toàn và hiệu lực đã được sản xuất thành công và được kiểm định chất lượng bởi Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y, Cục Thú y và Trung tâm kiểm nghiệm vắc xin, Australia.

Đây là vắc xin cúm đầu tiên do Việt Nam tự nghiên cứu và được công ty NANETCO sản xuất với tên thương phẩm NAVET-VIFLUVAC. Vắc xin được đánh giá có chất lượng tốt thể hiện ở các mặt như: có tính phổ rộng, chất lượng nhũ ổn định sau sản xuất cũng như trong suốt thời gian bảo quản; độ dài miễn dịch kéo dài ít nhất được 6 tháng; độ dài bảo quản kéo dài ít nhất 18 tháng dễ dàng sản xuất được quy mô lớn và đáp ứng được nhu cầu với số lượng lớn vắc xin.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra chất lượng của Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TW 1 và kết quả khảo nghiệm được thực hiện giữa Công ty NAVETCO và Trung tâm chẩn đoán thú y quốc gia, vacxin cúm gia cầm H5N1 vô hoạt nhũ dầu, chủng NIBRG-14 đã chính thức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục thú y cho phép sản xuất và lưu hành sử dụng từ năm 2012.

Việt Nam đã chủ động sản xuất được vắc xin, nhưng thực tế cho thấy hiệu quả phòng bệnh vẫn còn hạn chế hoặc không có hiệu quả đối với các chủng vi rút biến đổi. Để giải quyết vấn đề này, việc nghiên cứu một vắc xin mới có khả năng phòng chống được các biến thể cũ và mới của vi rút cúm gia cầm type A/H5N1 bao gồm các biến thể là rất cần thiết, đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi gia cầm, cũng như nâng cao hiệu quả phòng bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Chủ động công nghệ sản xuất vắc xin cho gia cầm biến chủng mới

Trong khuôn khổ Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Bộ KH&CN đã phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dầu phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam”. Kết quả của đề tài đã chứng minh vắc xin Navet-Fluvac 2 có phổ hoạt động rộng chống lại hầu hết các biến chủng của vi rút cúm A/H5N1 đã xuất hiện và đang lưu hành ở nước ta.

Tiếp nối thành công của đề tài và nhằm hoàn thiện thêm quy trình gửi giống, quy trình sản xuất, quy trình kiểm nghiệm, nhanh chóng đưa vắc xin này vào sản xuất ở quy mô công nghiệp. NAVETCO đã thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Hoàn thiện quy trình sản xuất vắc xin vô hoạt nhũ dầu quy mô công nghiệp phòng chống bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm do các biến chủng mới gây ra tại Việt Nam”.

Dự án được phê duyệt thực hiện từ tháng 12/2017-12/2019, tuy nhiên, với sự quyết tâm của cơ quan chủ trì và sự hỗ trợ của các cơ quan quản lý, đơn vị phối hợp, dự án đã được nghiệm thu cấp quốc gia vào nửa cuối năm 2019 với kết quả đạt loại xuất sắc

Thành công của dự án không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn mang lại hiệu quả xã hội rõ nét. Về mặt kinh tế, vắc xin được sản xuất chủ yếu dùng nguồn nguyên liệu trong nước do vậy chủ động được sản xuất và cung ứng vắc xin. Sản phẩm được đóng gói phù hợp với mọi quy mô chăn nuôi ở nước ta, giúp tiết kiệm khi sử dụng; chủ động được nguồn vắc xin chống dịch, giảm nhập khẩu, tiến tới không nhập khẩu, tiết kiệm ngoại tệ cho đất nước; dễ dàng tiếp cận với nguồn vắc xin, tạo điều kiện cho công tác tiêm phòng tăng tỷ lệ sử dụng vắc xin, nâng cao hiệu quả phòng bệnh, bảo vệ được đàn gia cầm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi gia cầm.

Về hiệu quả xã hội, thành công của dự án góp phần tạo được sự yên tâm cho người chăn nuôi, góp phần thúc đẩy phát triển nghề chăn nuôi nói chung, gia cầm nói riêng; tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống, ổn định xã hội; góp phần khống chế bệnh cúm gia cầm, giảm ô nhiễm môi trường sống, bảo vệ sức khỏe cộng đồng…

Chủ động công nghệ sản xuất vắc xin cho gia cầm biến chủng mới

Nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học vào thực tiễn cũng như thương mại hóa được các kết quả nghiên cứu khoa học; những năm qua Bộ KH&CN trong đó cụ thể là chương trình Phát triển thị trường khoa học và công nghệ đã có những hỗ trợ cụ thể đối với hoạt động này. Thông qua việc tổ chức các sự kiện như: Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học (BioTechmart) đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ cho doanh  nghiệp, viện, trường, thúc đẩy hoạt động kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.v.v.

Chợ Công nghệ và Thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học BioTechmart được tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ KH&CN, do Cục Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ KH&CN tổ chức. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ hỗ trợ xúc tiến phát triển thị trường KH&CN đến năm 2020 theo Quyết định số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

BioTechmart là dịp giới thiệu với cộng đồng khoa học, doanh nghiệp và công chúng cả nước về những tiến bộ, thành tựu, sản phẩm KH&CN mới nhất trong lĩnh vực công nghệ sinh học, y – dược, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường,…Qua đó mở ra cơ hội để các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm, giao lưu, tìm kiếm cơ hội hợp tác sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

BioTechmart quy tụ các đơn vị tham gia trưng bày sản phẩm đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp lớn như: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội), Viện Công nghiệp thực phẩm (Bộ Công Thương), Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế), Viện Thổ nhưỡng nông hóa, Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Viện Đo lường, Viện Nghiên cứu và phát triển ứng dụng các hợp chất thiên nhiên,…

Trong khuôn khổ Biotechmart còn có những hoạt động chính về giao dịch mua – bán công nghệ và sản phẩm, trưng bày và giới thiệu các kết quả nghiên cứu, sản phẩm, thiết bị, công nghệ chào bán của các nhà khoa học, các tổ chức, doanh nghiệp KH&CN dưới hình thức máy móc, thiết bị, sản phẩm và hiện vật.

Ngoài BioTechmart còn có các hoạt động khác như: Techmart, Analytica Vietnam.v.v là những hoạt động cụ thể, thiết thực của Bộ KH&CN để góp phần phát triển thị trường KH&CN Việt Nam trong bối cảnh còn không ít rào cản, khó khăn về nguồn lực thị trường.

Phim về dự án:

Truyền thông chương trình 2075