Khi hầu hết các dải bang bao phủ Greenland (dải băng lớn thứ 2 thế giới ở Bắc Cực, sau dải băng ở Nam cực) đang bị tan ra, các nhà nghiên cứu Trường Đại học Florida State đã tiến hành nghiên cứu thực địa Greenland để có thể hiểu được vai trò của nó trong những chu trình các bon.

Anne Kellerman, nhà nghiên cứu bậc sau tiến sĩ tại khoa trái đất, đại dương và khoa học khí quyển thuộc FSU, và phó giáo sư Robert Spencer đã khám phá ra thành phần của carbon hữu cơ hòa tan trong các hồ chứa và các dòng suối trên đảo và phát hiện thấy rằng toàn cảnh băng tan mới đây đang “nuôi dưỡng” các vùng nước với nguồn các bon rất phong phú. Cacbon hữu cơ hòa tan hình thành nền tảng cơ sở mạng lưới thức ăn của vi sinh vật sau đó đã bị giảm bớt bởi ánh sáng mặt trời gay gắt trong những tháng mùa hè ở Greenland. Phát hiện của họ đã được công bố trên tạp chí Limnology và Oceanography.

Biết rằng cảnh quan là một yếu tố quan trọng của carbon được tìm thấy ở các hồ chứa có ảnh hưởng đến dự đoán của các nhà khoa học về tương lai của khí hậu ở nơi đó và các phân loại điển hình của sự sống mà các môi trường này có thể hỗ trợ.

Đây là bước nghiên cứu đầu tiên để thực hiện các dự báo khi các dải băng tan chảy ở Greenland, và điều đó có nghĩa thế nào đối với chu trình carbon, đặc biệt là trong môi trường thủy sinh trong khu vực này”, Spencer nói.

Các hồ chứa mà các nhà nghiên cứu nghiên cứu có nồng độ carbon hữu cơ khá cao, thông thường nồng độ các bon cao chủ yếu hiện hữu các vùng nước có màu sẫm hơn, chẳng hạn như các đầm lầy trên khắp Florida. Tuy nhiên, các vùng nước ở các hồ Bắc cực này cao hơn nhiều lần so với dự báo với nồng độ carbon hữu cơ khá cao. Ở các vùng khô cằn nhận được nhiều ánh sáng mặt trời khác cũng xảy ra hiện tượng tương tự.

Kellerman nói: “Các nhà nghiên cứu đều biết có các hiện tượng không điển hình (khu vực có nồng độ các bon hữu cơ cao). Tuy nhiên, chúng tôi quan tâm đến những gì gây ra điều đó và liệu nó sẽ tiếp tục như vậy hay nó sẽ thay đổi như thế nào. Tôi biết rằng chúng ta không nhất thiết phải có câu trả lời dứt khoát cho điều đó, nhưng những gì chúng tôi đang làm là nhằm cung cấp một lời giải thích khả dĩ đối với vấn đề này”.

Sau khi thu thập các mẫu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ khối có độ phân giải siêu cao của Phòng thí nghiệm từ trường quốc gia tại trụ sở chính của FSU để nghiên cứu hàng chục ngàn phân tử hữu cơ riêng lẻ được quan sát thấy trong mỗi mẫu nước.

Các loại chất hữu cơ khác nhau đóng vai trò khác nhau trong môi trường và chúng cũng có thể bị suy giảm bởi các quá trình biến đổi khác nhau và với các mức độ khác nhau. Một số bể chứa carbon có khả năng chống lại sự suy giảm các bon một cách tương đối và cuối cùng có thể trở thành một kho chứa các bon dài hạn”. Kellerman nói.

Chất hữu cơ hòa tan là một thành phần chính của bể carbon toàn cầu. Khi nhiều vùng đất mới được phát hiện ra ở trong vùng Bắc Cực đang ấm lên, các câu hỏi về nguồn gốc của vấn đề này được đặt ra và ý nghĩa của nó đối với chu trình carbon cũng trở nên vô cùng quan trọng đối với các nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu.

Nguồn: http://www.vista.gov.vn/UserPages/News/detail/tabid/73/newsid/20798/seo/Cac-nha-nghien-cuu-nhan-thay-canh-quan-vung-Bac-cuc-moi-duoc-phat-hien-gan-day-dong-vai-tro-rat-quan-trong-trong-chu-trinh-carbon/language/vi-VN/language/vi-VN/Default.aspx